Vì Covid-19, sinh viên Trường ĐH Business Breakthrough ở Tokyo, Nhật Bản đã tham gia lễ tốt nghiệp nhờ ứng dụng được phát triển bởi tập đoàn ANA Holdings. Ngồi tại nhà, sinh viên sẽ nhận bằng thông qua việc điều khiển robot có tên gọi “newme” với hình ảnh của họ được hiển thị ngay trên màn hình.
Tại buổi lễ, lần lượt 4 robot sẽ thay mặt sinh viên tiến lên bục để nhận bằng. Các robot này đều được mặc áo cử nhân, đội mũ như thường lệ. Để chân thực hơn, “newme” có một máy tính bảng để hiển thị khuôn mặt của sinh viên. Bên cạnh đó, robot cũng có 4 bánh xe để tự di chuyển trong suốt buổi lễ.
Trong khi đó, những sinh viên khác đang chờ đến lượt mình được gọi tên sẽ theo dõi toàn bộ buổi lễ tốt nghiệp thông qua ứng dụng Zoom.
Ông Kenichi Omae, Hiệu trưởng nhà trường tin rằng mạng lưới kiến thức sẽ mở rộng khả năng của con người đến vô hạn. Tinh thần học hỏi và sự chăm chỉ sẽ đóng vai trò quan trọng trên chặng đường tiếp theo của các cử nhân.
Khi được gọi tên, hình ảnh khuôn mặt sinh viên đang điều khiển robot sẽ hiện lên máy tính bảng. Sau đó, thầy hiệu trưởng sẽ trao tận tay bằng tốt nghiệp tới robot.
Một sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Business Breakthrough và cũng là người tham dự lễ tốt nghiệp nói: “Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ điều khiển hình ảnh của bản thân và tham gia buổi lễ tốt nghiệp như vậy. Tuy nhiên, nhận được bằng tốt nghiệp theo cách này cũng là một sựu trải nghiệm đặc biệt với tôi”.
Giáo sư Shugo Yanaka, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Toàn cầu, Khoa Quản trị Kinh doanh, người đã lên kế hoạch cho lễ tốt nghiệp đặc biệt này nói: “Mặc dù phải đảm bảo các yếu tố an toàn do dịch Covid-19 đang diễn ra, nhưng buổi lễ tốt nghiệp vẫn hoàn thành trọn vẹn với những sự chân thành và ấm áp. Chúng tôi hi vọng sáng kiến này sẽ hữu ích cho các cơ sở giáo dục còn đang gặp khó khăn trong công tác giảng dạy hay tổ chức các buổi lễ tương tự”.
" alt=""/>Ngồi nhà điều khiển robot nhận bằng tốt nghiệp tránh CovidTheo đó, trên 1 trang facebook cá nhân, dù người đăng tải không ghi rõ thời gian, địa điểm chụp, nhưng với lời tựa: "Váng đậu các bạn hay ăn lẩu đây nhé", những bức ảnh ghi lại cảnh các thanh niên dẫm đạp lên các khối bột trên nền nhà cáu bẩn, sau đó là cảnh phơi váng đậu tươi ở bên cạnh một căn nhà đổ nát, với ruồi nhặng bâu đầy vẫn thu hút sự chú ý của hàng nghìn người Việt Nam.
![]() |
Những bức ảnh đang khiến cộng đồng mạng xôn xao. |
Chỉ tính riêng trên facebook của người đăng tải, đã có 4,7 nghìn lượt thích, 1,5 nghìn bình luận và 10 nghìn lượt chia sẻ những bức ảnh này. Trong đó, hầu hết cư dân mạng đều bầy tỏ sự hoang mang sợ hãi với quá trình chế biến này. Bởi với nhiều người, váng đậu là món ăn quen thuộc, thậm chí là sở trường của rất nhiều người Việt Nam.
Facebooker Hoàng Lan viết: “Trời ơi, món khoái khẩu của mình mà được chế biến thế này ư? Từ nay thì cạch đến già”.
Độc giả Trần Trung cũng đồng quan điểm, anh cho biết, sẽ chia sẻ để mọi người cùng tẩy chay món ăn này.
Tuy nhiên, khi truy tìm nguồn gốc của bức ảnh, một sự thật đã được phơi bầy.
Theo đó, bức ảnh về váng đậu được đăng tải đã xuất hiện trên một trang báo của Malaysia từ cách đây khá lâu.
![]() |
Bài báo đăng tải những bức ảnh của một cơ sở sản xuất váng đậu mất vệ sinh ở Malaysia |
Đó là bài báo với những bức ảnh phía trên viết về 1cơ sở sản xuất váng đậu mất vệ sinh ở Kampung Melayu Subang, Shah Alam, Selangor, Malaysia.
![]() |
Lệnh cấm sản xuất của chính quyền đối với cơ sở sản xuất này. |
Bài báo này cũng cho hay, cơ sở sản xuất đã phải nhận lệnh cấm sản xuất từ chính quyền từ tháng 04/2015.
Còn bức ảnh ghi lại cảnh các thanh niên dùng chân dẫm lên khối bột là bức ảnh được lấy trên một bài báo của Thái Lan.
![]() |
Và loại bột mà các thanh niên đang làm chính là bột bánh roti, một loại bánh mì dẹt truyền thống của Ấn Độ, nhưng khá phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. |
Minh Anh
" alt=""/>Sự thật bất ngờ về bức ảnh chế biến váng đậu cực bẩnThông điệp này được thể hiện thông qua hình thức âm báo cuộc gọi. Theo đó, khi thực hiện cuộc gọi đến một thuê bao bất kỳ, người dân sẽ nhận được thông báo được phát qua loa của điện thoại.
![]() |
Âm báo cuộc gọi “Người dân không ra khỏi nhà…” sẽ không bị tính phí. |
Với sự xuất hiện bất ngờ của đoạn âm báo này, nhiều người dùng di động đã không khỏi thắc mắc liệu đây có phải là một dịch vụ mất phí. Bên cạnh đó, một số người thấy khoảng im lặng trước khi âm báo và nhạc chuông bình thường đã nghĩ rằng cuộc gọi không thành công.
Trước những thắc mắc của người dùng, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, thời gian nghe đoạn âm báo này ở tất cả các mạng cố định và di động hoàn toàn không bị tính bất kỳ khoản cước phí nào. Cước phí cuộc gọi (cả di động và cố định) sẽ chỉ được tính từ khi thuê bao nhận cuộc gọi nhấc máy trả lời.
Ngoài ra, khoảng lặng chờ kết nối giữa âm báo và có hồi âm chuông hay nhạc chuông chờ thuần túy chính là thời gian để tổng đài thiết lập cuộc gọi. Như vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm lắng nghe các đoạn âm báo để cùng tiếp tục chung sức lan tỏa đến cả cộng đồng nâng cao ý thức ở nhà để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đại diện Cục Viễn thông cũng cho biết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông đã hợp tác chặt chẽ, dồn toàn lực triển khai các phương án kỹ thuật, nghiệp vụ, kỹ thuật một cách nhanh chóng bất kể ngày đêm nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Điều này thể hiện sự đoàn kết, chung tay của các nhà mạng, dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT, với mong muốn mỗi người dân khi sử dụng điện thoại sẽ cân nhắc sự cần thiết khi ra khỏi nhà, góp phần cùng cả xã hội quyết tâm Chiến thắng dịch bệnh Covid-19.
Trọng Đạt
" alt=""/>Âm báo “Người dân không ra khỏi nhà” sẽ không bị tính phí nhạc chờ điện thoại